Cách quăng chài cá (Tung chài, Vãi chài) Trên sông, hoặc cửa biển

Cách quăng chài cá (Tung chài, Vãi chài) Trên sông, hoặc cửa biển:

  • Các tỉnh ở khu vực Miền tây (Long an, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà vinh,  Kiên Giang...), hoặc Miền trung có hệ thống sông ngòi kênh rạch, cửa biển phát triển, phân bổ nhiều. Tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân, cho bà con tham gia các hoạt động đánh bắt cá. Trong đó có một loại hình không thể thiếu trong đánh bắt cá chính là: Quăng chài hay còn gọi là tung chài, vãi chài. 
  • Chài cá tôm (phổ biến là chài dù, chài cước (chài dây gân)) có nhiều loại, phù hợp với từng loại hình đánh bắt khác nhau. Các loại chài nhỏ, đường kính từ 3-5m, mắt lưới(khoảng cách giữa 2 đốt lưới) từ 2,5cm phù hợp với đánh tôm, cá vừa và nhỏ. Có những loại chài lớn, đường kính trên 5m, 7m mắt lưới trên 5cm phù hợp với các loại cá to. 
  • Chài cá tôm thường được quăng ở sông, hồ, ao, suối lớn, hoặc ở khu vực cửa biển. Điểm quăng chài (vãi chài, tung chài) tốt là nơi có nước đục, khu vực biển là nơi nước bắt đầu lên.
  • Khi quăng chài, có thể đứng ở mé sông hồ, hoặc người quăng chài chèo thuyền ra giữa sông hồ để tung chài. Với những người có thâm niên trong nghề, họ có kinh nghiệm chài cá, nên sẽ chọn được vị trí thuận lợi, nơi dễ quăng chài, và nơi có nhiều cá tôm. 
  • Người quăng chài cầm tay chài lên, quấn vài vòng dây trên đầu chài vào tay, để giữ chài khi quăng, gấp phần giữa của chài (gọi là rốn chài), nắm chắt rốn chài, phần chân chài (xích chài) ngang với bàn chân. Sau đó lấy bàn tay phải, đưa phần cửa chài vắt qua khủy tay phải (với người thuận tay phải, còn người thuận tay trái thì làm nơợc lại). Sau cùng, ngả nguoi về phía sau, lấy đà, dùng sức rước người ra phía trước, dùng sức vãi mạnh cửa chài ra. Dưới chân chài (Biên chài) có gắn sắt xích hoặc chì, nên khi vung mạnh và đều lực ra ngoài sẽ bung xòe ra. 
  • Sau khi quăng chài, chờ một chút chài sẽ chìm hẳn xuống sâu, đường biên chài, chân chài chạm đáy rồi từ từ kéo chài lên, kéo chậm, đều tay. Yên tâm rằng, chân chài được thiết kế như hình dạng cái túi, nên khi kéo lên, chài sẽ giống như chiếc túi lớn mà cá tôm khó có thể thoát ra được. 
  • Kéo chài lên bờ, xóc nhẹ từ trên đầu chài xuống, cho cá tôm, hay các nhành cây, là rớt xuống túi chài, và mở rộng chân chài đổ ra. Dũ sạch các thứ có trong chài, tiến hành cho lần quăng chài tiếp theo. Thông thường, sau khi chài xong một điểm sẽ chuyển sang điểm mới, vì điểm cũ đã bị động nước, cá tôm sẽ di chuyển hết. 
Trên đây là một vài điểm em xin giới thiệu cách quăng chài (Tung chài, vãi chài). Để tìm hiểu rõ hơn quý khách có thê lên youtube gõ cách quăng chài nhìn qua video sẽ dễ hiểu hơn. 
Chân Thành cảm ơn quý khách!!!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

So sánh ưu nhược điểm của Chài chỉ dù, và chài cước đánh cá

Bán chài cá, Chài dù, Chài lưới, Chài rút Thái Lan giá rẻ tại tphcm